Việt Nam đang giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu 25/09/2019
Nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 đã giảm 27,1% về lượng và giảm 33,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, riêng tháng 8/2019, lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam đạt 867.957 tấn, tương đương 505,64 triệu USD, giảm 17,79% về lượng và giảm 20,2% về kim ngạch so với tháng 7/2019.
Tính chung 8 tháng đầu năm, nhập khẩu xăng dầu chỉ đạt 6,29 triệu tấn, tương đương trị giá 3,84 tỷ USD, mạnh giảm 27,1% về lượng và giảm 33,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu xăng dầu. Ảnh: Lâm Tùng.
Trong 8 tháng qua, nhập khẩu xăng dầu từ toàn bộ các thị trường đều mạnh sụt giảm cả lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, mặc dù Malaysia vẫn là thị trường cung cấp xăng dầu nhiều nhất cho Việt Nam song nhập khẩu xăng dầu nhập khẩu từ thị trường này chỉ đạt 1,8 triệu tấn, tương đương trị giá 1,07 tỷ USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 29,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia hiện chiếm 28,6% tổng lượng và chiếm 27,7% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.
Tương tự, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc cũng giảm 28,7% về lượng và giảm 36,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,54 triệu tấn, tương đương trị giá 1,01 tỷ USD.
Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc chiếm gần 24,5% tổng lượng và chiếm 26,2% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.
Với thị trường Singapore cũng có mức nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh. Theo đó, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này giảm 29,7% về lượng và giảm 37% về kim ngạch, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 801,29 triệu USD.
Nhập khẩu xăng dầu từ Singapore chiếm gần 22,3% tổng lượng và chiếm 20,8% tổng kim ngạch.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với lượng nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc, Thái Lan và Nga, với mức giảm lần lượt là 1%, 41% và 80% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Duy nhất nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hong Kong là tăng mạnh 452% về lượng và tăng 325,7% về kim ngạch, tuy nhiên lượng nhập khẩu lại rất ít, chỉ 563 tấn.
Trong một diễn biến khác, vào đầu tháng 9/2019, Tổng cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý đối với mặt hàng xăng dầu, dung môi, chất kích Ron dùng để pha chế xăng dầu.
Thu thập, phân tích thông tin xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát và kiểm tra sau thông quan đối với mặt hàng xăng dầu, dung môi, chất kích Ron dùng để pha chế xăng dầu qua các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.
Đồng thời, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp doanh nghiệp gian lận trong hoạt động xuất, nhập khẩu xăng dầu, dung môi, chất kích Ron dùng để pha chế xăng dầu.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra trị giá hải quan, kiểm tra C/O hàng hóa, phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan giám định để kiểm tra chất lượng hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là xăng dầu, dung môi, chất kích Ron dùng để pha chế xăng dầu.
https://ndh.vn/nang-luong/viet-nam-dang-giam-manh-nhap-khau-xang-dau-1255873.html
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)