Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (LORUCO): Trọng tâm là công tác trách nhiệm xã hội 26/03/2013
Hiện, công ty đang quản lý 10.332 ha cao su (chưa kể dự án 5.000 ha phát triển cao su tại Campuchia), trong đó có 6.327 ha khai thác, trải rộng trên địa bàn của cả hai huyện biên giới Lộc Ninh và Bù Đốp. Có 13 đơn vị trực thuộc gồm 08 nông trường, 01 xí nghiệp cơ khí-chế biến, 01 xí nghiệp xây lắp, 01 trung tâm y tế, 01 công ty con Vketi-Campuchia và cơ quan công ty (có 11 phòng ban nghiệp vụ). Với 4.679 CBCNV-LĐ, trong đó có gần 300 công nhân đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua LORUCO đã có rất nhiều hoạt động tích cực, thể hiện trách nhiệm cộng đồng xã hội, đặc biệt là về công tác lao động và giữ gìn môi trường môi sinh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của địa phương. Hướng đến môi trường xanh LORUCO luôn xem công tác bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hướng đến sự thân thiện với môi trường. Từ việc khai phá, làm sống lại những ngọn đồi chết do bom mìn của các cuộc chiến tranh để phát triển diện tích cao su, trồng chăm sóc cao su xanh tốt không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần trong công cuộc phủ xanh đất trống - đồi trọc, cải tạo môi trường. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng cho việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải của 2 nhà máy chế biến. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo phương pháp xử lý công nghệ sinh học của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Công nghệ này không sử dụng hóa chất và năng lượng để vận hành (điện, nước) mà là phương pháp sinh học toàn diện, dựa trên cơ sở 3 quá trình chuyển hóa chính yếu của các chất ô nhiễm dưới tác dụng của các vi sinh vật lên men và Oxy hóa kỵ khí. Giải quyết nguồn nước thải đạt yêu cầu đạt yêu cầu của nước thải công nghiệp. Theo kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, nước thải ra môi trường của 2 Nhà máy chế biến của Công ty đạt tiêu chuẩn TCVN, nước thải sau khi xử lý xong có thể tái sử dụng. Bên cạnh đó phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” được Công ty phát động và duy trì thường xuyên: cảnh quan môi trường từ trụ sở làm việc của Công ty đến các Nông trường, Xí nghiệp, Nhà máy, Đội, Tổ, Lán trút mủ luôn xanh - sạch- đẹp. Con người là yếu tố then chốt Công ty luôn xem lực lượng lao động là nguồn tài sản vô giá, hàng năm đầu tư hàng tỷ đồng cho quỹ đào tạo bằng nhiều hình thức: Gửi đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn; mở các lớp đào tạo tại chỗ về các lĩnh vực phục vụ cho công tác quản lý điều hành, kỹ thuật canh tác, khai thác, chế biến, sử dụng thành thạo trang thiết bị, công nghệ mới… Đến nay, đã có 133 người đại học - cao đẳng, 305 trung cấp và 4.241 công nhân viên được đào tạo nghiệp vụ và nghề (100% công nhân có tay nghề khá - giỏi), còn có 04 cán bộ đang học trên đại học, mở lớp liên thông Trung cấp lên Cao đẳng ngành trồng trọt gần 100 người. Có hàng trăm CBCNV đang theo học các lớp Đại học, trung cấp các ngành.
Hàng năm, Công ty còn mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân cạo mủ, chế biến cao su, kinh nghiệm quản lý Tổ, Đội sản xuất, kiến thức an toàn lao động, duy trì phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” trên mọi ngành nghề - lĩnh vực. Để người lao động luôn gắn kết với đơn vị, yên tâm thi đua lao động sản xuất, Công ty luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, các chế độ chính sách cho CBCNV. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2012 là 8.300.000 đồng/người/tháng. Không chỉ thành công trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, Công ty còn được biết đến là một trong những doanh nghiệp của Ngành Cao su Việt Nam và tỉnh Bình Phước có nhiều đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương: Giúp địa phương xây dựng các công trình xã hội như: Hệ thống giao thông, đường điện, y tế, giáo dục,… với tổng số kinh phí những năm qua trên 40 tỷ đồng. Mạng lưới y tế từ Bệnh viện Công ty đến Trạm xá các Nông trường. Hướng đến cộng đồng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “uống nước nhớ nguồn”, nạn nhân chất độc da cam, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và đồng bào dân tộc, góp phần ổn định cuộc sống của các dân tộc ít người, vùng biên giới… Đây là những việc làm rất thiết thực và có nhiều ý nghĩa, gắn kết doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững với cộng đồng xã hội. |
Phương Thủy
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)